Nhờ ưu điểm về tính thẩm mỹ, chống trơn trượt và chống tĩnh điện, sơn epoxy đang là giải pháp được nhiều công trình nhà xưởng tin dùng.
Sơn epoxy là gì?
Sơn sàn epoxy hay còn được gọi là sơn epoxy hay sơn epoxy 2 thành phần. Dòng sơn này được tạo ra từ 2 thành phần chính, đó là nhựa epoxy cùng với chất làm rắn polyamide.
Trong đó, epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia… mục đích là để epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Tương tư, với chất đóng rắn polyamide, hợp chất này khi pha trộn với epoxy sẽ tạo thành một lớp bề mặt có khả năng chống mài mòn cũng như chống trầy xước rất tốt.
Các sản phẩm sơn epoxy có cấu tạo cơ học tốt, vì thế sơn có độ dai, bám chắc từ đó chống được các tác động từ môi trường của môi trường bên ngoài.
Khi thi công sơn nền nhà xưởng sẽ tạo ra một lớp nền hoàn hảo, liền mạch chống thấm nước và dầu cực tốt và cũng rất nhẹ nhàng trong việc lau chùi, dọn dẹp. Đồng thời, dòng sơn này còn có khả năng chống lại hầu hết các loại dung môi, axit, kiềm và muối.
Sơn sàn epoxy còn có khả năng chống trơn trượt hiệu quả
Trong thi công, sơn epoxy có thể sử dụng cho nhiều bề mặt như bê tông và kim loại. Cụ thể, đối với các bề mặt như tường, sàn hay trần nhà sẽ dùng loại sơn epoxy hệ dung môi hoặc không có dung môi như dòng sơn epoxy tự san phẳng, sơn epoxy gốc pu. Riêng với kim loại như sắt, nhôm thì ưu tiên dùng sơn chống rỉ, sơn mạ kẽm.
Ưu điểm của sơn epoxy
Khả năng chịu tải trọng tốt
Lớp sơn epoxy sẽ giúp gia tăng tải trọng cho bề mặt sàn nhà xưởng hay sàn cần thiết kế xây dựng. Tùy vào mục đích sử dụng hay từng loại công trình, tải trọng sàn có thể dao động từ 2- 50 tấn.
Chống thấm, chống tĩnh điện
Sơn epoxy có khả năng chống thấm, bề mặt sơn tạo lớp màng ngăn chặn nước, dầu và các dung dịch khác thấm vào sâu vào sàn. Vì vậy, công trình không bị ảnh hưởng gây phồng rộp khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
https://epoxysankai.com/son-epoxy-co-nhu…-ung-dung-ra-sao/
Về khả năng chống tĩnh điện, lớp sơn epoxy mang điện trở cao khi kết hợp với than hoạt tính và các hệ thống dây dẫn điện nối đất có thể ngăn chặn tình trạng phát sinh tia lửa điện và chống tĩnh điện.
Chống trơn trượt, mài mòn
Bên cạnh ưu điểm chống thấm, sơn sàn epoxy còn có khả năng chống trơn trượt hiệu quả. Do đó, loại sơn này chuyên dùng để sơn phủ trực tiếp lên các loại bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt.
Bên cạnh đó, lớp sơn được gắn kết chắc chắn nên không bị mài mòn dưới tác động ngoại lực, do đó giúp gia tăng tuổi thọ của công trình.
Tính thẩm mỹ cao
Sơn epoxy có tính thẩm mỹ, bề mặt sàn sau khi sơn nhẵn bóng, tạo nên lớp áo đẹp cho công trình. Ngoài ra, bảng màu đa dạng giúp khách hàng dễ dàng chọn được màu sắc phù hợp cho từng loại công trình.
Dễ dàng vệ sinh
Bề mặt sơn epoxy có độ bóng, chống bám bụi bẩn và chống thấm. Điều này giúp vệ sinh sàn nhà xưởng dễ dàng hơn, thao tác vệ sinh đơn giản, tiện lợi.
6 loại sơn epoxy phổ biến
Hiện nay, để đáp ứng các nhu cầu của thị trường, sơn epoxy hiện nay được sản xuất với nhiều màu sắc và 6 loại phổ biến, bao gồm: sơn epoxy gốc dầu, sơn epoxy gốc nước, sơn epoxy không dung môi, sơn epoxy chống thấm, sơn epoxy chống tĩnh điện, sơn epoxy kháng hóa chất.
1. Sơn epoxy gốc dầu
Sơn epoxy gốc dầu hay còn gọi là sơn epoxy gốc dung môi. Đây là dòng sơn chỉ có 2 thành phần, được hình thành bởi hệ gốc dầu. Trong quá trình thi công phải kết hợp với dung môi để pha với sơn. Theo đó, tỉ lệ pha epoxy tùy vào đặc điểm của từng loại sơn, tuy nhiên chúng sẽ rơi vào khoảng 10%.
Hiện nay, sơn epoxy gốc dầu có sự ổn định cao và có khả năng bảo vệ kết cấu của nền bê tông nên thường được sử dụng phổ biến ở các nhà xưởng tiền chế biến, nhà máy công nghiệp hay sơn sàn nhà xưởng.
2. Sơn epoxy gốc nước
Sơn epoxy gốc nước bao gồm 2 thành phần là sơn lót epoxy gốc nước và sơn phủ epoxy gốc nước.
Loại sơn này chuyên dùng để sơn trực tiếp lên các bề mặt bê tông, hợp kim hay kim loại. Sơn epoxy gốc nước cho phép hơi nước đi qua, tạo màng thở cho sàn bê tông phù hợp sử dụng cho các khu vực bị thấm nước, có độ ẩm cao.
3. Sơn epoxy không dung môi
Sơn epoxy không dung môi hay còn gọi là sơn tự san phẳng, đây là loại sơn công nghiệp 2 thành phần với nguồn gốc từ những hạt nhựa epoxy, các chất phụ gia hóa học và đặc biệt là không sử dụng dung môi pha loãng độc hại.
Ưu điểm của sơn epoxy không dung môi là khả năng kháng khuẩn, chống trơn trượt, chống mài mòn và chịu tải trọng tốt… chuyên sử dụng cho bề mặt nền bê tông, tường, trần tại các công trình có những tiêu chuẩn khắt khe về mùi độc hại và sự thân thiện với môi trường.
4. Sơn epoxy chống thấm
Sơn epoxy chống thấm được sử dụng nhiều trong các công trình cần chống thấm bước vào bên trong, bảo vệ các công trình lâu dài. Các công trình thường được sử dụng nhất như là nền sàn bê tông của bể bơi, tầng hầm gửi xe hay sàn thể thao, bể chứa hóa chất…
5. Sơn epoxy chống tĩnh điện
Sơn epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn mang điện trở cao, được kết hợp với dây dẫn đồng nối đất sản phẩm. Điều này giúp kiểm soát được các hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt sau khi thi công.
Hiện nay, sơn epoxy chống tĩnh điện được sử dụng nhiều trong các nhà sản xuất thiết bị điện tử, trung tâm kiểm định và những nơi có tĩnh điện cao, cần sử dụng bề mặt chống tĩnh điện.
6. Sơn epoxy kháng hóa chất
Sơn epoxy kháng hóa chất thường được sử dụng nhiều trong các công trình đòi hỏi độ kháng hóa chất cao như khu xử lý hóa chất, thực phẩm hay khu vực nhà máy sản xuất thực phẩm, đồ uống.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG SANKAI
Địa chỉ: 505 phạm văn bạch, phường 15, quận Tân Bình, TP HCM
Holine:0981.831.284 & 0908.610.649
Bài viết liên quan
QUI TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY HỆ LĂN 4 LỚP
Cách Tính 1kg Sơn Epoxy Được Bao Nhiêu m2 Chính Xác Nhất
Thi công sơn nền Epoxy hệ lăn cần mấy lớp?
SƠN LÓT EPOXY-LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG SƠN EPOXY
Tác Dụng Sơn Epoxy Là Gì? Đặc Tính Và Cấu Tạo Sơn Epoxy
Sơn Epoxy Gốc Dầu Và Sơn Epoxy Gốc Nước
9 loại sơn epoxy sàn nhà xưởng phổ biến hiện nay
Thi công sơn epoxy chống mài mòn