Thi công sơn epoxy chống mài mòn

Máy móc, xe cộ, hoạt động đi lại của công nhân,… là nguyên nhân làm chất lượng bề mặt bê tông giảm sút, nhất là những môi trường hóa chất, mặt sàn bê tông không chỉ chịu sự mài mòn cơ học mà còn chịu sự mài mòn hóa học. Để bảo vệ mặt sàn, tăng tuổi thọ công trình. Thi công sơn epoxy chống mài mòn là một giải pháp thi công nhận được sự quan tâm của chủ đầu tư hiện nay.

Có thể là hình ảnh về 1 người và thiết bị chiếu sáng

Sơn epoxy chống mài mòn, độ bền cao

Sơn epoxy là dòng sơn được biết đến nhiều trong sơn sàn công nghiệp, sơn tàu thủy,… với độ bám dính cao, khả năng kháng nước, chống mài mòn hóa học và vật lý, không dẫn điện. Vì vậy mà sơn epoxy được ứng dụng nhiều trong thực tế.

Có thể là hình ảnh về bãi để gỗ và văn bản

Sơn epoxy được phân chia thành 2 thành phần A và B khác nhau. Phần A chứa những hạt màu siêu mịn và các chất phụ gia, dung môi,… Trong khi đó phần B chứa thành phần đóng rắn. Khi trộn 2 thành phần vào với nhau thì sơn epoxy rất nhanh khô, độ bay hơi thấp và có bề mặt bóng rất dễ lau chùi.

Ngoài ra, sơn nền epoxy có nhiều ứng dụng trong thực tế như:

  • khả năng chống mài mòn: Bề mặt mặt epoxy rất bóng và kháng lại hóa chất, axit nhẹ nên có thể thi công ngay cả trong các môi trường khắc nghiệt như: phòng thí nghiệm, phòng mổ, …
  • Chịu tải trọng tốt: Sơn sàn epoxy có khả năng chịu được va đập lớn, di chuyển đi lại của các xe nâng hàng, khối lượng hàng hóa mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như không phát sinh bụi.
  • Chống trơn trượt hiệu quả: không gây trở ngại cho việc sản xuất hay di chuyển của công nhân, loại xe vận tải, xe nâng dỡ hàng.
  • Độ bóng cao, lau chùi dễ dàng. Đa dạng màu sắc

sơn-chống-mài-mòn

liên hệhttps://epoxysankai.com/

Quy trình thi công sơn sàn chống mài mòn

Quy trình thi công ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Vì vậy quy trình thi công đạt chuẩn cũng làm tăng tuổi thọ cho công trình sau khi sơn epoxy. Dưới đây là quy trình thi công sơn epoxy SanKai

Bước 1: Xử lý bề mặt

Bề mặt sàn nhà xưởng có phẳng và sạch thì chất lượng công trình sau khi hoàn thành mới cao. Trước tiên cần làm phẳng bề mặt loại bỏ khuyết điểm bề mặt  bằng máy chà sàn công nghiệp. Ngoài ra, máy chà sàn công nghiệp giúp bề mặt bê tông phẳng, mịn hơn tăng độ bám dính cho bề mặt.

Sau đó là vệ sinh bề mặt bằng máy hút bụi công nghiệp. Và trám trét bề mặt loại bỏ các vết nứt, vết lõm sâu trên bề mặt,….

Bước 2 : tiến hành sơn lót bề mặt

Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng. lớp lót này thường có màu trắng trong và sử dụng rulo lăn để tán đều ra toàn bộ bề mặt với độ dày vừa phải. Sau khi sơn 6 – 8h lớp sơn này sẽ khô và có thể tiến hành sơn lớp tiếp tiếp theo.

Sơn lót thường có nhiều tác dụng như: Hạn chế thấm ngược, ngăn ngừa nấm mốc xuyên qua,  liên kết mặt sàn và lớp sơn bên trên,…

Bước 3: Thi công bả sơn 

Bả sơn epoxy được trộn từ epoxy lỏng và bột đá bởi những kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. lớp này có tác dụng làm phẳng bề mặt, loại bỏ những khuyết điểm nhỏ nhất giúp bề mặt phẳng.

Để thi công bước này thường sử dụng rulo lăn nhưng thông thường dùng gạt răng cưa hơn. Bởi loại dụng cụ này không chỉ giúp tán đều lớp sơn mà còn loại bỏ bọt khí trong hỗn hợp bả sơn để công trình thi công đạt chất lượng tốt nhất.

Bước 4: Sơn phủ

Tùy theo, chi phí mà sẽ sơn phủ epoxy hệ lăn hoặc hệ tự san. Hệ lăn có giá thành rẻ hơn thi công nhanh. Tuy nhiên, sơn epoxy tự san phẳng lại có khả năng chống mài mòn tốt hơn.

Không có mô tả ảnh.

Vì vậy dựa vào tình hình thực tế thi công mà mỗi dự án có một giá thành khác nhau. Để được báo giá chính xác, chi tiết nhất quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi .

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG SANKAI   

Địa chỉ: 505 phạm văn bạch, phường 15, quận Tân Bình, TP HCM

Holine:0981.831.284 & 0908.610.649

Web: https://epoxysankai.com/

https://www.facebook.com/epoxysankai09/

https://chat.zalo.me/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0981 831 284 Chat facebook Z Chat zalo